
Đằng sau cái vẻ ngang tàng, phong trần của gã võ sĩ giang hồ, cuộc đời của Chà Và Hương cũng lắm bể dâu. Ở thời kỳ đỉnh cao võ thuật, Chà Và Hương khiến người ta ghen tị, khi chê tiền bạc và mỹ nữ. Thế nhưng, ít ai biết rằng, gã lại siêu lòng một cô nữ sinh trường Quy Nhơn. Người con gái ấy cũng hy sinh đi những lẽ riêng, khi trao gửi số phận đời mình cho người lãng khách. Tiếc rằng, tình hợp lại vội ly tan, khi Chà Và Hương với người vợ hiền xa cách nửa vòng trái đất, và vất liên lạc trong một thời gian dài. 20 năm sau, họ đoàn tụ như duyền tiền định, khi đã bước qua cái dốc bên kia của đời người, tình nghĩa trao nhau vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.
Kỳ 1: Chà Và Hương là ai?
Giang hồ thượng võ trước năm 1975, vẫn thường nói câu vần “cặp chân Sáu nhỏ, cặp chỏ Chà Và Hương”. Ý muốn nói cặp chân của Sáu “nhỏ” nhanh lẹ, còn cặp chỏ của Chà Và Hương thâm hiểm, hạ ngục đối thủ chỉ trong nháy mắt. Thế nhưng, để tìm những con người trong những giai thoại ngoài đời này là cả một hành trình dài.
Những thông tin mơ hồ
Trong những giai thoại giang hồ kể lại, Sáu “nhỏ” chỉ nổi tiếng trên võ đài, số phận ngắn ngủi. Thế nhưng cuộc đời của Chà Và Hương lại khá ly kỳ. Chà Và Hương cũng là người giang hồ, khi ông có quan hệ đặc biệt với Hắc Đạo Chợ Lớn, và tình như thủ túc vơi “Tứ đại giang hồ”, nắm giữ nhiều bí mật sâu kín của ông trùm Đại Cathay cũng như cái chết trong uẩn ức đầy cay đăng của “tam ca” – Ngô Cái (Một trong 4 nhân vật trong danh xưng Đại - Tỳ - Cái - Thế).
Bản thân là võ sư bất bại, từng liên quan gì đến các hoạt động băng đảng phi pháp. Thế nhưng, thuở đỉnh cao sự nghiệp, Chà Và Hương lại có vị trí rất quan trọng, vai trò trung gian, cân bằng cán cân quyền lực trong thế giới ngầm Sài Gòn – Chợ Lớn. Tiếng nói của võ sư này có trọng lượng, có thể khiến những ông trùm đều kiêng nể kính phục. Do vậy, ông là người chuyên đứng ra giữa hòa giải các mối tư thù, tranh giành quyền lực, mưu đồ bá nghiệp của những ông trùm. Đã không ít lần Chà Và Hương đã giúp Sài Gòn – Chợ Lớn tránh được những trận huyết chiến tương tàn, và tạo dựng nhiều mối bang giao hữu hảo giữa các băng nhóm.

Được nhắc đến là cao thủ quyền cước, có nội công thâm hậu. Từ dải đất miền Tây ra đến tận Bình Định, Chà Và Hương không có đối thủ, mà ông còn là tài tử điện ảnh trước năm 1975. Một trong những bộ phim tạo dựng lên tên tuổi của Chà Và Hương, đã khiến cho dân Sài Gòn một thời thổn thức, đó là “Vết chân nghựa hoang trên đồi vắng”. Nhưng sau khi đất nước giải phóng, người ta không còn nghe đến vị võ sư này nữa, Chà Và Hương bỗng dưng mất tích một các bí ẩn. Dư luận lúc đó, từng đặt ra nhiều giả thiết về số phận của gã võ sư khét tiếng một thời này.
Nhiều người thiên về quan điểm, đó là Chà Và Hương đã đi theo Đại Cathay về cõi cực lạc. Bởi Chà Và Hương có quan hệ gần gũi với băng Cathay, thậm chí có thông tin còn cho rằng, võ sư này chính là huynh đệ kết nghĩa của ông trùm. Trong khi đó, vào cuối năm 1966 đầu năm 1967, băng Cathay bị xóa sổ, Đại bị thanh trừng trong kế hoặc bài trừ du đãng, trấn hưng và để cao thượng tôn pháp luật của chế độ cũ. Bên cạnh đó, cũng có giả thiết được đặt ra, Chà Và Hương đã vượt biên về Ấn Độ. Nghi vấn trên không phải là không có cơ sở, bởi Chà Và Hương, sinh năm 1940, tại An Giang, là con thứ 5 trong gia đình có 8 anh em. Võ sư này là con lai gốc Ấn Độ.

Ngoài những thông tin như đã kể ở trên thì chúng tôi lắm được, Chà Và Hương gác kiếm và quy ẩn giang hồ khi gặp người phụ nữ trong cuộc đời mình. Khi ấy, ông ta mới tròn 31 tuổi. Do vậy, để thực hiện được loạt bài này, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian và tâm huyết để đi tìm kiếm nhân vật từ những manh mối rất mờ hồ, bởi không một ai nắm được địa chỉ của Chà Và Hương. Trước đó, chúng tôi cùng tìm gặp một số đệ tử, đàn em dưới trướng của “Tứ đại giang hồ”, thì từ H “Đầu Bò”, Năm Phước…thì họ đều khẳng định, trước khi đất nước giải phóng, Chà Và Hương đã cùng vợ sang Mỹ sinh sống.

Trong khi đó, một người khác, cũng là đàn em của Đại Cathay lại khẳng định, Chà Và Hương vẫn còn sống ở Việt Nam. Người này còn tiết lộ, trước đây Chà Và Hương có ơn với Nam Cam, khi người này còn làm chân chạy chợ cho anh rể là Bẩy Xi (ông trùm cờ bạc trước năm 1975 - PV). Do vậy, trước chuyến án Z5.01 (Năm Cam và đồng bọn - PV) bị bộ công an triệt phá vào năm 2002, thì bố già của giới tội phạm đã từng nhiều lần mời Chà Và Hương về nhà mình sống để trả ơn. Thậm chí nguồn tin này còn cho biết, hoàn cảnh của Chà Và Hương rất thê thảm và đáng thương, người này phải đi dạy võ thuê để kiếm sống.
Đi tìm võ sư
Xác minh thêm thông tin, chúng tôi được biết Chà Và Hương là võ sư thuộc môn phái Long Hổ Hội, và có một đồng môn là võ sư Long Phi Thanh, một nhân vật khả nổi tiếng trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam, hiện đang sinh sống và có một võ đường tại phường Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Chúng tôi đã hẹn gặp võ sư Thanh thì được ông tiết lộ khá nhiều thông tin quan trọng về tung tích của Chà Và Hương.
Điều thật vóng, là võ sư Thanh cũng không biết địa chỉ chính xác của Chà Và Hương hiện tại. Còn trước kia, sau khi giải nghệ, một thời gian sinh sống tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), Chà Và Hương đã chuyển về sinh sống với mẹ già tại huyện Hóc Môn (TP. HCM). Sau này, khi người mẹ già mất đi, thì không ông cũng bán nhà và chuyện về huyện Củ Chi (TP.HCM). Từ đó, Chà Và Hương cũng không qua lại với anh em môn phái, do vậy mọi người đều không biết được tung tích của nhân vật này.

Tuy nhiên, vẫn chưa phải là vô vọng, võ sư Thanh đã chỉ đường cho chúng tôi, đó là nên Liên đoàn võ thuật TP.HCM. Bởi trước đây, Chà Và Hương từng nằm trong thành phần Ban cố vấn của Hội võ thuật Liên đoàn TP.HCM. Thế nhưng, khi lên địa chỉ này, nhắc đến tên Chà Và Hương mọi người đề tỏ rất ngạc nhiên và cho biết chưa từng nghe đến tên người này.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi trong Ban cố vấn, có võ sư nào trên 60 tuổi, thuộc môn phái Long Hổ Hội thì được cho biết, có một võ sư tên Ngô Văn Hương, sinh sống tại huyện Củ Chi. Từ những gì mà người này cho biết, chúng tôi càng chắc chắn rằng, võ sư Ngô Văn Hương chính là người mà minh đang cần tìm.
Khi gặp được Chà Và Hương, chúng tôi mới được nghe ông giải thích, danh xưng trên do cha mẹ ông thường gọi từ lúc nhỏ. Sau này, có thời gian đi bụi, kết giao với Đại Cathay và đám du đãng, người giang hồ hay gọi ông là Chà Và Hương. Tuy nhiên, những lần thượng đài tỷ thí võ thuật ông thường dùng danh xưng là Phi Hoàng do sư phụ đặt cho. Hiện tại, ông Hương sống một mình trong một căn nhà nhỏ ven đường Phú Mỹ (thuộc ấp Phú Mỹ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi). Đã qua một thời ngang dọc, những ân oán vay trả ở đời, của Cuối cùng võ sư, sát thủ khét tiếng khát máu trên võ đài lại đi theo nghề buốc thuốc, chữa bệnh cứu người. Ông tránh xa những chuyện thị phi nhân thế, để tìm cho mình chút thanh thản, thảnh thơi.

Trò chuyện thấy ông vẫn rắn rỏi, giọng nói vẫn sang sảng, không ai nghĩ rằng Chà Và Hương đã gần ở cái tuối lên lão. Thực tế, để gặp võ sư người trong giang hồ này, chúng tôi đến địa chỉ trên tìm ông rất nhiều lần, tuy nhiên lần nào cửa cũng đóng, những người hàng xóm giải thích ông lại đi chữa bệnh cứu đời. Có bận Chà Và Hương đi cả tháng trời, khi khác ông lại lên núi Thất Sơn (An Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh) để tìm dược liệu, cây thuốc. Bệnh nhân của Chà Và Hương đều là những người khó, ông chữa bệnh vô tư, thiện nguyện.

Tâm sự với chúng tôi, Chà Và Hương nói rằng, cuộc sống của ông thú vị và ý nghĩa nhất đó là làm những điều phúc đức, cứu giúp được nhiều người khốn khổ. Ông hạnh phúc khi thấy bệnh nhân của mình khỏe lên từng ngày. Ngay cả cái buổi sớm hiếm hoi chúng tôi gặp được Chà Và Hương ở nhà, nhưng ông vẫn bận luôn tay luôn chân, đến nỗi quên cả ăn trưa vì có nhiều bệnh nhân tìm đến. Do vậy, mãi đến chiều muộn, khi bệnh nhân về hết, ông mới có thời gian kể lại chuyện đời mình với chúng tôi.
Chà Và Hương luôn tâm niệm, gì không nói chứ bị bệnh là không thể đợi được, cứu chữa càng nhanh càng sớm, thì càng tốt bấy nhiêu, do vậy ông luôn cố gắng, làm sao tốt nhất cho họ. Thế nhưng, nhiệt huyết là vậy mà lúc nào Chà Và Hương vẫn thấy chưa thấy đủ, ông luôn thấy nợ người bệnh, nợ cái nghề cao cả này, mà chính bản thân ông từng cho rằng, cả đời này chẳng thể trả hết được ân tình ấy. Bởi trước đây, cũng nhờ nghề y, sự vô tư chân thành, hết lòng với người bệnh, mà đã đưa ông gặp lại người vợ hiền, nữ sinh trường Quy Nhơn (Bình Định), sau 20 năm lưu lạc cách xa. Mỗi năm có 12 tháng, và ông chờ đợi những ngày cuối năm, bởi lúc đó người phụ nữ của đời ông sẽ từ Mỹ về quê hương, ăn tết, vui với ông 2 tháng. Nhân duyên giữa Chà Và Hương với người con gái ấy đầy trắc trở.
Kỳ tới: Lãng khách từng coi võ đài hơn tiền bạc và mỹ nữ
Lê Nguyễn