
Sư trưởng Trương Thanh Đăng chưa bao giờ nhận mình là người giỏi nhất. Núi cao còn có núi cao hơn nhiều. Anh chỉ nhận mình là sư trưởng là thầy của một lớp võ. Là thầy rồi thì vẫn luôn luôn học hỏi, tôi luyện để thành sư. Cũng như câu thường thấy phía sau cổng chùa: "Ta là Phật đã thành Phật, các con cũng sẽ thành Phật".
Khi Lê Nguyễn chia sẻ bài viết về Sa Long Cương, có một anh nhắn nói như thế này: “Những thứ em tìm kiếm và chia sẻ đều là võ tàu, có gì mà đáng tự hào”.
Cũng là anh ấy, từng nói với Lê Nguyễn rằng Lê Nguyễn toàn tìm phải võ tàu mà nói là võ Việt. Võ Việt lịch sử 4000 năm không phải như vậy.
Lê Nguyễn cũng nhắn lại với anh ấy rằng, bản thân mình không tìm võ Việt hay tàu gì cả, mình chỉ đi tìm cái hương xưa, văn hóa, khí chất con người Việt Nam trong võ. Chứ Ta hay tàu, thằng nào động đến giang sơn đất nước, đến gia đình mình thì múc hết.
Và ở Sư trưởng Trương Thanh Đăng, Lê Nguyễn thấy một con người như vậy.

Năm 70 tuổi, ông mới chính thức mở võ đường Sa Long Cương. Cùng với ông Vũ Bá Oai (Hàn Bái Đường), Quách Văn Kế (Lam Sơn Võ Đạo), được giới võ lâm Sài Gòn gọi là "Tam Nguyệt" (Ba Mặt Trăng) của võ thuật miền Nam trước 1975.
Vậy theo như lời người bạn kia, Sa Long Cương là võ Ta hay võ tàu?
Ngày xưa, khi mở võ đường không đơn giản, nếu người thầy không có tài thật sự thì giới võ lâm sẽ tháo cái bảng hiệu ấy xuống ngay lập tức.
Có bạn nói, có khi cụ Sa Long Cương khi ấy là trường hợp đặc biệt, vì ngày xưa người ta thượng võ lắm, người ta bỏ qua vì cụ khi ấy đã 70 tuổi rồi.
Theo cá nhân mình thì làm gì có chuyện thầy Sa Long Cương được ưu ái như thế, võ lâm khi ấy thiếu gì cao thủ cùng tuổi với cụ.
Không những vậy cụ còn được suy tôn là 1 trong 3 “Tam Nguyệt” của giới võ lâm thì không phải chuyện đơn giản rồi.
Lý giải tại sao ở tuổi dưỡng già rồi, mà cụ vẫn vở võ đường làm gì?
Thì Sư trưởng từng tâm sự với báo giới Sài Gòn ngày ấy như thế này:
“… Ra dạy là vì thấy ai cũng dạy môn phái Thiếu Lâm, còn Võ cổ truyền Việt Nam người ta lại lờ đi, vô tình hay cố ý vùi lấp Võ dân tộc Việt Nam, hoặc là không biết võ nghệ Việt Nam đã có từ ngàn xưa.
Vì muốn Võ thuật Việt Nam tồn tại mãi mãi cho ngày mai nên mới mạnh dạn đem ra phổ biến lại cái gì của tiền bối khi xưa bình Nguyên, đánh Tống, gìn giữ bờ cõi quê hương đất nước. Vì thấy gương cao cả ấy, mặc dù không làm được như người xưa, song cũng lưu lại cái gì của Việt Nam đã có…”
Đó, thầy chỉ mong võ thuật Việt Nam mãi trường tồn. Hoàn thành trách nhiệm của một người học võ đi trước, đó là truyền lại, kiến tạo một thế hệ mới mà thôi.

Tìm hiểu kỹ mới thấy, cái tâm cái tầm của Sư trưởng thật đặc biệt. Là người khai môn lập phái Sa Long Cương nhưng không nhận mình là “TỔ SƯ” như các bậc tiền bối khác. Ông suy tôn ba người thầy đầu tiên của mình: Trương Trạch, Hai Cụt, Đinh Cát là “Tổ”, còn ông dùng danh “Sư trưởng".
Vậy “Sư trưởng” là gì?
Là thầy của một lớp võ. Là thầy rồi thì vẫn luôn luôn học hỏi, tôi luyện để thành sư. Cũng như câu thường thấy phía sau cổng chùa: "Ta là Phật đã thành Phật, các con cũng sẽ thành Phật".
Bởi thế, bạn sẽ rất may mắn khi đến lớp võ mà ở đó, thầy trò “khổ luyện” như nhau. Có như thế mới nhanh thành nghề được. Chứ đến lớp mà thầy chỉ ngồi nói lý thuyết (trừ vài trường hợp đặc biệt) thì về cho nhanh. Bây giờ Lê Nguyễn thấy, nhiều thầy sau khi có “bằng” hành nghề thì ít học hỏi, khổ luyện như xưa.
Sư trưởng chưa bao giờ nhận mình là người giỏi nhất. Núi cao còn có núi cao hơn nhiều.
Nói thêm về đai đẳng ở Sa Long Cương, ngoài việc chưa từng nhận mình là chưởng môn, mãi ngoài 80 tuổi thầy Trương Thanh Đăng cũng mới mang hoàng đai đệ cử (6 lằn vàng một bên đầu đai và 3 lằn Vàng bên đầu đai kia).
Theo quy định môn phái, thì đai mà Sư trưởng Trương Thanh Đăng mang chưa phải là cao nhất của Sa Long Cương. Trong môn phái, người mang đai đẳng cao nhất là Sư phó Trương Bá Đương.

“Sa Long Cương” nghĩa là gì?
Về tên gọi “Sa Long Cương”, có nhiều thuyết, trong đó lý giải đấy là một trong 4 hệ phái võ cổ thời Hậu Lê. Võ trong chùa dạy cho 4 đệ tử tục gia gồm: Long, Hổ, Phong, Vân.
Còn tại sao Sư trưởng lại đặt tên võ đường là Sa Long Cương, theo lý giải đạt tên võ đường Sa Long Cương nghĩa là “rồng nằm đồi cát”.
Triết lý võ học của Sa Long Cương “lấy nhu thế cương”, vậy Sư trưởng đã để lại cho đời những tinh hoa tuyệt học gì?
Còn bạn, Sa Long Cương là võ Ta hay tàu? Hãy để lại bình luận trao đổi cùng Lê Nguyễn nhé!
(còn tiếp)